Hợp đồng 3 bên là gì? Quy định quan trọng cần nhớ khi ký kết hợp đồng 3 bên
Hợp đồng 3 bên là loại hợp đồng khá phổ biến trong những giao dịch dân sự, bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản và có chữ ký đầy đủ của cả 3 bên tham gia. Vậy hợp đồng 3 bên là gì? Các dạng hợp đồng 3 bên thông dụng và một số nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi ký kết hợp đồng 3 bên như thế nào?
1. Hợp đồng 3 bên là gì?
Hợp đồng 3 bên được hiểu là sự thỏa thuận giữa ba bên tham gia về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, hợp đồng sẽ có hiệu lực và bắt buộc các bên giao kết sẽ phải thực hiện theo những điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
Hiện nay, có 3 loại hợp đồng ba bên thường gặp:
- Hợp đồng thế chấp tài sản
Hợp đồng thế chấp tài sản thường được sử dụng trong các hoạt động vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản tại ngân hàng. Trong đó, bên vay vốn tiến hành ký hợp đồng với ngân hàng và bên thế chấp tài sản; bên thế chấp tài sản sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về khoản vay của bên vay vốn với ngân hàng bằng tài sản của mình.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày có thể dễ dàng bắt gặp hợp đồng 3 bên thế chấp tài sản trong việc ký kết giữa ngân hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản và khách mua.
Hợp đồng 3 bên phổ biến trong các giao dịch dân sự.
- Hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác thường được dùng trong các thương vụ phức tạp hơn hợp đồng thế chấp. Theo đó, 3 chủ thể trong hợp đồng sẽ thỏa thuận, đồng ý, ký kết các điều khoản mà mỗi bên có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện.
- Hợp đồng ký kết vì lợi ích của bên thứ 3
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba sẽ được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó (Khoản 5, Điều 402, Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy, so với 2 loại hợp đồng trên, hợp đồng ký kết vì lợi ích của bên thứ ba phức tạp hơn vì có thêm mối quan hệ pháp lý với người thứ 3.
2. Quy định về hợp đồng 3 bên
Bản chất của hợp đồng 3 bên là hợp đồng dân sự, nên vẫn phải đáp ứng các quy định của pháp luật về nội dung, hình thức của một văn bản hợp đồng.
2.1. Quy định hợp đồng 3 bên về nội dung:
Theo quy định tại Điều 398, Bộ Luật dân sự năm 2015, văn bản hợp đồng phải đảm bảo các nội dung chính sau:
- Đối tượng trong hợp đồng bao gồm những ai? Tổ chức hay cá nhân?
- Số lượng và chất lượng của mặt hàng?
- Giá cả của mặt hàng, của đối tượng giao kết trong hợp đồng
- Hình thức và phương thức thanh toán khi ký kết hợp đồng
- Thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ 3 bên khi tham gia ký kết.
- Trách nhiệm của các bên tham gia khi vi phạm hợp đồng, cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Hợp đồng 3 bên đảm bảo quy định về nội dung và hình thức.
2.2. Quy định hợp đồng 3 bên về hình thức
- Theo quy định tại Điều 401, Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng 3 bên bắt buộc phải được ký kết bằng văn bản và có chữ ký của các bên liên quan.
- Hợp đồng 3 bên phải có quy định về từng điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên để tranh xảy ra tranh chấp phát sinh.
- Hợp đồng 3 bên chỉ có hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của cả 3 bên. Lưu ý: Trường hợp 1 trong 3 bên thực hiện ủy quyền ký thay thì văn bản vẫn sẽ được công nhận.
3. Giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên
Hợp đồng ba bên chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Các bên tham gia ký kết phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Khi tham gia ký kết, các bên xác lập nội dung trong hợp đồng phải dựa trên tinh thần tự nguyện, không có dấu hiệu bị ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào.
- Hợp đồng 3 bên khi ký kết phải đáp ứng đồng thời các điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định.
- Trường hợp một trong ba bên tham gia giao kết hợp đồng là tổ chức thì chủ thể trực tiếp giao kết của tổ chức đó phải đúng với thẩm quyền.
Như vậy, về mặt pháp lý, hợp đồng 3 bên chỉ có giá trị khi đáp ứng theo các nguyên tắc, quy định cụ thể của pháp luật. Trường hợp một trong các nguyên tắc bị phá vỡ thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu toàn phần hoặc một phần dựa trên các nội dung đã ký kết trong hợp đồng.
Cần đảm bảo nguyên tắc ký hợp đồng 3 bên.
Ký hợp đồng 3 bên bằng phương thức điện tử
Hiện nay, hợp đồng 3 bên hoàn toàn có thể ký bằng phương thức điện tử mà vẫn đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. Sử dụng hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp chủ động hơn, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí trong mỗi lần giao kết.
Hợp đồng điện tử 3 bên có giá trị pháp lý như hợp đồng dưới hình thức văn bản truyền thống. Chỉ cần một bên sử dụng hợp đồng điện tử, các bên còn lại có thể sử dụng chữ ký số/mã OTP để ký hợp đồng dễ dàng.
Hy vọng bài viết trên đây của iContract đã giúp quý độc giả hiểu rõ hợp đồng 3 bên là gì và các nguyên tắc khi ký kết hợp đồng. Nắm rõ quy định của pháp luật sẽ hỗ trợ việc ký kết hợp đồng hiệu quả, thuận lợi hơn. Chúc bạn thành công!