Trang chủ Tin tức Hợp đồng đơn vụ là gì? Phân biệt hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ

Hợp đồng đơn vụ là gì? Phân biệt hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ

Bởi: icontract.com.vn - 15/08/2023 Lượt xem: 5489 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng đơn vụ là loại hợp đồng dân sự được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Đặc điểm của hợp đồng đơn vụ là gì? Sự khác biệt giữa hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của iContract nhé!

1. Khái niệm hợp đồng đơn vụ

Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, các loại hợp đồng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Hợp đồng song vụ
  • Hợp đồng đơn vụ
  • Hợp đồng chính
  • Hợp đồng phụ
  • Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
  • Hợp đồng có điều kiện 
hợp đồng đơn vụ 1

Hợp đồng đơn vụ là văn bản pháp lý thông dụng. 

Trong đó, hợp đồng đơn vụ là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ. Đặc biệt, trong hợp đồng đơn vụ không có đền bù, bởi bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên còn lại. Trong khi đó, bên có quyền sẽ không cần thực hiện nghĩa vụ, tức là không mang đến lợi ích gì cho bên còn lại. 

2. Đặc điểm của hợp đồng đơn vụ

  • Bản chất của hợp đồng đơn vụ là loại hợp đồng không phục vụ lợi ích của tất cả các bên tham gia hợp đồng. Loại hợp đồng này khá thông dụng và được pháp luật công nhận. 

Ví dụ phổ biến nhất của hợp đồng đơn vụ là hợp đồng cho tặng tài sản. Trong đó, bên có nghĩa vụ là bên cho tặng tài sản, bên nhận tài sản có quyền với tài sản mà mình được tặng mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ nào với bên cho. Do đặc trưng như vậy, hợp đồng cho tặng được giao kết dưới hình thức văn bản thì chỉ cần lập văn bản giao cho bên có quyền giữ hợp đồng. 

 

hợp đồng đơn vụ 2

Hợp đồng đơn vụ chỉ phục vụ lợi ích của một bên. 

 
  • Thực hiện hợp đồng: Theo quy định tại Điều 409, Bộ luật dân sự 2015, sau khi các bên đã thỏa thuận ký kết hợp đồng đơn vụ, các bên phải thực hiện theo đúng nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Lưu ý: Thời hạn thời hiện nghĩa vụ phải được bên có quyền đồng ý. 
  • Hình thức hợp đồng: Hợp đồng đơn vụ có thể được ký kết bằng nhiều hình thức như: Ký kết bằng văn bản, ký kết bằng lời nói, công chứng, chứng thực, đăng ký…
  • Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Hiệu lực của hợp đồng dân sự tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự thường có hiệu lực tại các thời điểm sau:

Hợp đồng dân sự bằng lời nói: Có hiệu lực tại thời điểm các bên đạt được đồng thuận về nội dung trong hợp đồng.
Hợp đồng dân sự bằng văn bản: Có hiệu lực tại thời điểm các bên ký kết. 
Hợp đồng bằng văn bản công chứng, chứng thực, đăng ký: Có hiệu lực tại thời điểm khi văn bản được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. 
Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau thời điểm đã ký kết (tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên). 

  • Nguyên tắc giao kết hợp đồng: Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự tương tự như nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự. Theo đó, các bên bày tỏ ý chí với nhau theo nguyên tắc, trình độ nhất định, qua đó, xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự với nhau. Khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia phải tuân thủ theo nguyên tắc chung tại Điều 3, Bộ luật dân sự 2015:

Các bên tự do giao kết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Các bên tự nguyện, bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng. 

3. So sánh hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ

Giống nhau: Đều là hợp đồng dân sự giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015.

 

hợp đồng đơn vụ 3

Hợp đồng đơn vụ và song vụ có điểm gì khác nhau?

Khác nhau:

 

Tiêu chí so sánh

Hợp đồng đơn vụ

(Khoản 2 điều 402 BLDS 2015)

Hợp đồng song vụ

(Khoản 1 điều 402 BLDS 2015

Khái niệm

Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, chỉ có một bên có nghĩa vụ.

Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, mỗi bên đều có nghĩa vụ với bên còn lại. 

Bản chất

  • Hợp đồng đơn vụ không phục vụ lợi ích của tất cả các bên.
  • Không có đền bù khi xảy ra tranh chấp hoặc lỗi. 

Hợp đồng song vụ cân bằng lợi ích của tất cả các bên.

Thực hiện hợp đồng

Thường chỉ có một bên có lợi từ việc ký kết hợp đồng

  • Mỗi bên tham gia hợp đồng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ cả mình. 
  • Hợp đồng thường được lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ một bản.
  • Các bên tự thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng. 

Ví dụ

Hợp đồng cho, tặng tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng cho vay tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng gia công…

 

Trên đây là một số thông tin về loại hợp đồng đơn vụ và song vụ. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả. Các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ quy định về hợp đồng đơn vụ để thực hiện đúng khi tham gia giao kết.