Trang chủ Tin tức Hợp đồng giao khoán là gì? Trường hợp nào cần ký hợp đồng giao khoán?

Hợp đồng giao khoán là gì? Trường hợp nào cần ký hợp đồng giao khoán?

Bởi: icontract.com.vn - 24/07/2023 Lượt xem: 4244 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng giao khoán là loại hợp đồng được sử dụng khá phổ biến khi cần thuê nhân công để thực hiện công việc. Đây là loại hợp đồng khá dễ bị nhầm lẫn với hợp đồng lao động vì tính chất có nhiều điểm tương tự nhau. Vậy hợp đồng giao khoán là gì, sử dụng trong trường hợp nào và có đặc điểm nào khác với hợp đồng lao động?   

hợp đồng khoán việc 1

Hợp đồng khoán việc được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

1. Hợp đồng giao khoán là gì?

Bộ Luật Lao động năm 2019 không có quy định cụ thể về hợp đồng giao khoán, tuy nhiên có thể hiểu hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận giao khoán một khối lượng công việc, nội dung công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng. Hợp đồng giao khoán cũng là cơ sở để thanh toán chi phí cho người nhận khoán.

Cụ thể, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán, bàn giao kết quả công việc sau khi đã hoàn thành cho bên giao khoán. Bên giao khoán nhận kết quả công việc phải có trách nhiệm phải có trách nhiệm chi trả thù lao cho bên nhận khoán theo khoản tiền đã thỏa thuận.

Thông thường, hợp đồng giao khoán thường dùng để thỏa thuận các công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, không có tính lâu dài. 

2. Các loại hợp đồng giao khoán

Hiện nay, có 2 loại hợp đồng giao khoán chủ yếu sau:

  • Hợp đồng giao khoán việc toàn bộ: Đây là loại hợp đồng trong đó bên giao khoán sẽ trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán sẽ gồm cả chi phí nhân công, chi phí vật chất, lợi nhuận từ việc nhận khoán.
  • Hợp đồng khoán việc từng phần: là loại hợp đồng mà người nhận khoán phải tự chuẩn bị các công cụ, dụng cụ để phục vụ cho công việc. Người giao khoán chỉ chi trả tiền khấu hao công cụ lao động, tiền công lao động.

3. Phân biệt hợp đồng giao khoán và hợp đồng lao động

Bộ Luật Lao động năm 2012 không có quy định về loại hợp đồng khoán việc. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào tính chất, đặc điểm để phân biệt giữa hợp đồng giao khoán và hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động là loại hợp đồng mà trong đó người lao động đóng vai trò người nhận việc, cần phải sử dụng sức lao động để hoàn thành mọi yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao phó.
  • Hợp đồng khoán việc là loại hợp đồng mà người lao động sẽ đóng vai trò người nhận khoán, nghĩa là ngoài sử dụng sức lao động thì họ cần tự túc chuẩn bị các trang thiết bị, công cụ phục vụ lao động (đối với trường hợp khoán nhân công) và cả các chi phí phát sinh khác như chi phí nguyên liệu, vật liệu (đối với trường hợp khoán trọn gói) để hoàn thành công việc được giao khoán.

hợp đồng khoán việc 2

Phân biệt hợp đồng giao khoán và hợp đồng lao động.

4. Trường hợp nào cần ký hợp đồng giao khoán

Để lựa chọn sử dụng hợp đồng lao động hay hợp đồng giao khoán, hai bên cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng loại hợp đồng cùng với lĩnh vực, ngành nghề để áp dụng.

Tuy nhiên, cần lưu ý hợp đồng giao khoán chỉ áp dụng đối với những công việc diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, mang tính chất thời vụ. Ví dụ về hợp đồng khoán việc tạp vụ, hợp đồng khoán bảo vệ.

Ngược lại, những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài sẽ áp dụng hợp đồng lao động theo một trong các loại sau:

  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định nào đó thời hạn dưới 1 năm.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hai bên xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 1-3 năm.
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hai bên không có sự xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng giữa hai bên.

hợp đồng khoán việc 3

Các trường hợp cần ký hợp đồng giao khoán.

5. Mẫu hợp đồng giao khoán

Tùy theo tính chất công việc, ngành nghề, hai bên có thể lựa chọn mẫu hợp đồng giao khoán phù hợp, ví dụ:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN CÔNG VIỆC

 Số: … /20.../HĐDV/…….

 

Hôm nay ngày ……. tháng ….. năm ……, tại …………………., gồm có:

BÊN A (Bên giao khoán): .…………………………………………………

Đại diện: ………………………………………………....……………....……

Chức vụ: ……………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Điện thoại: .......................................................................………………………

Email: .......................................................................……………………………
Mã số thuế: ..........................................................................................................

Số tài khoản:…………………… Tại Ngân hàng:……………………………..
BÊN B (Bên nhận khoán):……………………………………………………

Đại diện: ………………………………………………....……………....……

Ngày/tháng/năm sinh:……………………………………………………………

Địa chỉ: ............................................................................................................
Điện thoại: ..............................................................................................................

Email: .......................................................................……………………………
Số CMND/CCCD:......................... Nơi cấp:.................................... Ngày cấp:……………...

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng cùng ký kết hợp đồng giao khoán:

I. Nội dung, trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán:

1) Bên B có trách nhiệm thực hiện công việc:………………................................. Thời gian làm việc: ………………………..…Địa điểm làm việc …………………………

……………………………………………………………………………………

Bên B thực hiện công việc theo sự phân công và chịu sự theo dõi, giám sát về chất lượng công việc của ………………………….. hoặc người được ủy quyền.

3) Bên B được nhận tiền công là ………………….……….... đồng/tháng (tiền công này đã bao gồm tiền BHXH, BHYT, BHTN, chế độ nghỉ phép theo quy định)

 

II. Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên giao khoán:

1) Giao khoán cho bên B công việc ……………………………………….….. Thời gian làm việc ……………Địa điểm làm việc………………………………………………

2) Người  trực tiếp sử dụng lao động chịu trách nhiệm phân công công việc, cung cấp dụng cụ,……………………………………………………………………………………

 

III. Những điều khoản chung về hợp đồng:

1) Thời gian thực hiện hợp đồng kể từ ngày ……… tháng ……... năm …….. đến ngày ……..  tháng ……… năm ……..…

2) Phương thức thanh toán: Tiền mặt (hoặc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, số tài khoản:……………………………………………………………………………………..).

3) Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Trong khi thực hiện hợp đồng, nếu vi phạm quy định của đơn vị hoặc để xảy ra mất mát, thiệt hại tài sản thì tùy theo mức độ bên B phải bồi thường cho bên A hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hợp đồng được làm thành hai bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ….… tháng ….… năm ……..../.

 

Bên nhận khoán                                                         Bên giao khoán    

                                          

hợp đồng khoán việc 4

Mẫu hợp đồng khoán việc.

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng giao khoán. Đây là loại hợp đồng hoàn toàn khác biệt với hợp đồng lao động nên khi áp dụng, các bên cần lưu ý để sử dụng hợp đồng đúng tính chất công việc, ngành nghề.