Hợp đồng thương mại là gì? Những điều doanh nghiệp cần lưu ý
Hợp đồng thương mại là gì? Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, quyền lợi với nhau. Hợp đồng thương mại bao gồm các điều khoản được thỏa thuận và đồng ý bởi các bên, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Để biết thêm thông tin về hợp đồng thương mại là gì, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!
1. Tổng quan về hợp đồng thương mại
Tổng quan về hợp đồng thương mại.
1.1. Hợp đồng thương mại là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có khái niệm chính thức về Hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, tại Luật Thương mại năm 2005 có định nghĩa về “Hoạt động thương mại” như sau:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Có thể thấy hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
1.2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại
Chủ thể của hợp đồng thương mại thường là thương nhân.
Hợp đồng thương mại có những đặc điểm nổi bật có thể kể đến như sau:
(1) Về chủ thể hợp đồng:
Chủ thể của Hợp đồng thương mại thường là các thương nhân. Bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân là chủ thể trong hợp đồng thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại trong một số trường hợp pháp luật quy định cụ thể.
(2) Về đối tượng hợp đồng:
Đối tượng của hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa (động sản hoặc bất động sản), dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác.
(3) Về mục đích hợp đồng:
Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận.
(4) Về nội dung hợp đồng:
Nội dung của hợp đồng thương mại là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng.
2. Các loại hợp đồng thương mại
Các loại hợp đồng tương ứng với các hoạt động thương mại như trên được quy định theo quy định của Luật Thương mại 2005. Cụ thể phân loại hợp đồng thương mại như sau:
(1) Hợp đồng mua bán hàng hóa:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(2) Hợp đồng dịch vụ
(3) Hợp đồng về xúc tiến thương mại:
+ Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
+ Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
+ Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ
+ Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
(4) Hợp đồng về trung gian thương mại:
+ Hợp đồng đại diện cho thương nhân
+ Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
+ Hợp đồng đại lý thương mại
(5) Một số hợp đồng thương mại khác:
+ Hợp đồng gia công trong thương mại
+ Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa
+ Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại
3. Tầm quan trọng của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên.
Có thể thấy rằng hợp đồng thương mại là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình giao dịch thương mại. Đối với các doanh nghiệp:
Thứ nhất, việc ký kết hợp đồng thương mại giúp đảm bảo quyền và trách nhiệm của các bên được rõ ràng và được đảm bảo.
Thứ hai, hợp đồng thương mại giúp giảm thiểu rủi ro và tranh chấp trong quá trình giao kết, tăng tính minh bạch và độ tin cậy trong quan hệ giữa các bên. Nếu một bên không tuân thủ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng thương mại, bên kia có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc đòi lại quyền lợi của mình theo pháp luật.
Để hợp đồng thương mại có tính pháp lý cao, các bên cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng, như hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng... Việc tuân thủ các quy định pháp luật này sẽ giúp các bên tránh được những rủi ro pháp lý và tranh chấp trong quá trình giao kết.
Trên đây là những thông tin về hợp đồng thương mại mà iContract muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://icontract.com.vn/