Trang chủ Tin tức Hợp đồng ưng thuận là gì? Phân biệt hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế

Hợp đồng ưng thuận là gì? Phân biệt hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế

Bởi: icontract.com.vn - 02/02/2024 Lượt xem: 3931 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng ưng thuận là một loại hợp đồng mà hiệu lực của nó phát sinh từ thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung cần thiết của hợp đồng. Đây là loại hợp đồng phổ biến trong đời sống hàng ngày, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mua bán, thuê nhà, dịch vụ,...

1. Hợp đồng ưng thuận là gì?

Hợp đồng ưng thuận là văn bản pháp lý được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên, theo đó, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ có hiệu lực ngay sau khi các bên chủ thể thỏa thuận xong về các nội dung của hợp đồng. 

Khi thực hiện hợp đồng ưng thuận, dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ với bên còn lại đã phát sinh. Hiểu đơn giản, hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng. 

hợp đồng 1

 

Hợp đồng ưng thuận là một loại hợp đồng dân sự. 

Ví dụ: Hợp đồng mua bán tài sản: Thời hạn thực hiện hợp đồng do các bên tự thỏa thuận với nhau. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua theo đúng thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên không thể thỏa thuận quyền giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và ngược lại, bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, hai bên phải thông báo cho bên còn lại trước một khoảng thời gian hợp lý. 

Ưu và nhược điểm của hợp đồng ưng thuận như sau:

  • Ưu điểm: Đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng thực hiện
  • Nhược điểm: Dễ xảy ra tranh chấp nếu các bên không thỏa thuận rõ ràng về nội dung của hợp đồng. 

Do đó, để tránh các tranh chấp có thể phát sinh sau này, các bên cần thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản có trong hợp đồng, đặc biệt là các nội dung quan trọng: đối tượng hợp đồng, giá cả, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các bên. 

2. Phân biệt hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế

Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế là hai loại hợp đồng dân sự được phân loại dựa trên thời điểm hợp đồng có hiệu lực. 

2.1. Giống nhau giữa hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế

  • Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế đều là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia hợp đồng. 
  • Các hai hợp đồng đều phải đáp ứng điều kiện chung của hợp đồng dân sự như:
  • Chủ thể của hợp đồng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Đối tượng của hợp đồng phải là tài sản hoặc các lợi ích có thể định lượng được. 
  • Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội. 

hợp đồng 02

Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế có nhiều điểm khác biệt. 

2.2. Điểm khác nhau

Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế có những điểm khác nhau cơ bản sau:

+) Thời điểm có hiệu lực:

  • Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh ngay sau khi các bên đã thỏa thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Hiểu đơn giản, hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay khi giao kết. 
  • Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi các bên đã thỏa thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. 

+) Ưu điểm:

  • Hợp đồng ưng thuận: Đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện, ít tốn kém chi phí cho các bên tham gia ký kết.
  • Hợp đồng thực tế: Giúp chủ thể dễ dàng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bên còn lại đã thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, còn giảm thiểu tranh chấp phát sinh trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõ ràng về nội dung trong hợp đồng. 

+) Nhược điểm: 

  • Hợp đồng ưng thuận: Dễ xảy ra tranh chấp nếu các bên không thỏa thuận rõ ràng về nội dung trong hợp đồng. 
  • Hợp đồng thực tế: Phức tạp, mất thời gian và có thể tốn kém nhiều chi phí. 

Do đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bên phân tích ưu và nhược điểm để lựa chọn loại hợp đồng phù hợp với nhu cầu của mình. 

3. Phân loại hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2015

Bên cạnh cách phân loại hợp đồng dân sự theo thời điểm hợp đồng có hiệu lực như trên, có thể phân loại hợp đồng theo các cách khác như sau:

hợp đồng điện tử

 

Có 4 cách phân loại hợp đồng dân sự. 

+) Phân loại theo mối liên quan giữa các loại hợp đồng

  • Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng còn lại
  • Hợp đồng phụ: Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

+) Phân loại theo quyền và nghĩa vụ của các bên

  • Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ.
  • Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

+) Phân loại theo sự trao đổi ngang giá

  • Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng.
  • Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào.

+) Phân loại hợp đồng theo thời điểm có hiệu lực

  • Hợp đồng ưng thuận
  • Hợp đồng thực tế

Như vậy, trên đây là một số nội dung cơ bản của hợp đồng ưng thuận và cách phân biệt loại hợp đồng này với hợp đồng thực tế. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.