Trang chủ Tin tức Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử và những vấn đề cần lưu ý

Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử và những vấn đề cần lưu ý

Bởi: icontract.com.vn - 25/04/2023 Lượt xem: 1354 Cỡ chữ tru cong

   Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam đang như thế nào? Trong thời đại công nghệ số phát triển, hợp đồng điện tử đang trở thành một công cụ không thể thiếu để thực hiện các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, cần phải lưu ý những điểm quan trọng khi sử dụng hợp đồng điện tử để tránh gặp phải những vấn đề pháp lý không mong muốn.

thực trạng 1

Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử hiện nay tại Việt Nam

1. Hợp đồng điện tử là gì và tại sao lại quan trọng trong kinh doanh?

Hợp đồng điện tử là một dạng hợp đồng được thực hiện trên nền tảng công nghệ số, thay vì dựa trên giấy tờ và chữ ký thủ công. Theo Luật Giao dịch điện tử 2005:

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận lại và được lưu trữ bằng phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

2. Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam

Với nhiệm vụ đã được Chính phủ quy định giao Bộ Công Thương quản lý tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP; theo mục tiêu Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 là 50% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử.

2.1. Hành lang pháp lý về hợp đồng điện tử

thực trạng 2

Triển khai hội nghị phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

Ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA Certified eContract Authority).

Năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT ngày 18/1/2022, quy định các hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

Như vậy, trong thời gian rất gần tới đây, người dân, doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng hợp đồng điện tử thay thế hoàn toàn cho hợp đồng truyền thống với giải pháp chứng thực của các Tổ chức cung cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương.

Đồng thời, việc thực hiện chủ chương của Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành đẩy mạnh công tác chuyển đổi số đối với hợp đồng điện tử, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường.

2.2. Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử của doanh nghiệp 

thực trạng 3

Doanh nghiệp triển khai sử dụng hợp đồng điện tử.

Thực tế, hoạt động giao dịch xuyên biên giới, xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết với các đối tác nước ngoài bằng các phương thức hợp đồng điện tử từ lâu nay, đặc biệt với các đối tác tại các nước phát triển. Đặc biệt, kể từ khi COVID-19 bắt đầu xuất hiện cho đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt dịch bùng phát và diễn biến phức tạp trên diện rộng, dẫn đến thói quen và hành vi của doanh nghiệp, người dân tại Việt Nam cũng thay đổi nhanh chóng.

Một trong những việc thay đổi đó là doanh nghiệp đang dần chuyển từ sử dụng hợp đồng, chứng từ bằng giấy thông thường sang sử dụng hợp đồng, chứng từ điện tử. Khảo sát của Bộ Công Thương trong sách trắng Thương mại điện tử 2021 cho thấy, có 33% doanh nghiệp được khảo sát đã ứng dụng HĐĐT trong hoạt động thương mại.

3. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử

Để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử cũng như tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra, doanh nghiệp khi áp dụng hợp đồng điện tử cần lưu ý một số điều sau:

  • Chắc chắn rằng bên tham gia giao dịch đều đã được xác thực danh tính đầy đủ và có quyền thực hiện giao dịch. Điều này giúp tránh được tình trạng giả mạo danh tính và lừa đảo trong giao dịch.
  • Nên lưu ý rằng hợp đồng điện tử phải được lưu trữ và bảo mật an toàn để tránh mất thông tin và lộ thông tin cá nhân.
  • Nếu có tranh chấp phát sinh, cần phải có các chứng từ, chứng minh rõ ràng để giải quyết tranh chấp một cách công bằng.
  • Đối với các loại hợp đồng có tính chất phức tạp hoặc yêu cầu về tính pháp lý cao, nên sử dụng dịch vụ của các chuyên gia pháp lý để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của hợp đồng.
  • Cuối cùng, cần phải đảm bảo hợp đồng điện tử đáp ứng các yêu cầu của pháp luật Việt Nam, để tránh vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Việc sử dụng hợp đồng điện tử đang trở thành một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để sử dụng hợp đồng điện tử một cách hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý, cần phải lưu ý đến những điểm quan trọng như đã được đề cập ở trên. Hy vọng bài viết này đã giúp đọc giả có cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử.

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/