Trang chủ Tin tức Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải tuân thủ những nguyên tắc nào ?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải tuân thủ những nguyên tắc nào ?

Bởi: icontract.com.vn - 03/03/2023 Lượt xem: 4121 Cỡ chữ tru cong

   Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào? Hiện nay, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) được xem là một hình thức đầu tư linh hoạt và hiệu quả tại Việt Nam và được hầu hết pháp luật của các quốc gia trên thế giới công nhận. Để biết thêm một số nội dung liên quan đến quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây!

hợp đồng hợp tác 1

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020.

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư 2020 quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”.

Hợp đồng BCC mang đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng nói chung. Hợp đồng BCC là sự thỏa thuận giữa các bên ký kết, hay còn gọi là sự thỏa hiệp ý chí của các nhà đầu tư. Các bên tham gia tự nguyện, tự do bày tỏ ý chí của mình. Mục đích của các bên trong hợp đồng nhằm hướng đến tìm kiếm lợi nhuận

2. Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Luật Đầu tư 2020 có một số quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

2.1. Quy định về chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng chủ thể trong hợp đồng không giới hạn. Hợp đồng có thể bao gồm đại diện của hai bên chủ thể hoặc nhiều bên, phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp tác kinh doanh.

Nhà đầu tư có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại Khoản 18, 19, 20, Điều 3, Luật Đầu tư 2020 như sau:

“18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Mục đích của các bên tham gia hợp đồng là nhằm thực hiện việc hợp tác kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thông qua hợp đồng mà không thành lập pháp nhân mới.

2.2. Quy định về nội dung của hợp đồng


 

hợp tác 2

Nội dung của hợp đồng BCC không được trái với quy định của pháp luật.

Theo Khoản 1, Điều 28, Luật Đầu tư 2020 quy định hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Tiếp đó, Khoản 2, 3, Điều 28, Luật Đầu tư 2020 cũng quy định: 

“2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3, Điều 27, Luật Đầu tư 2020. Việc lập ra ban điều phối nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia hợp đồng, cũng như đại diện cho các bên giám sát quá trình thực hiện hợp đồng.

2.3. Quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

hợp tác ht3

Đầu tư theo hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư trực tiếp

Đầu tư theo hợp đồng BCC được thực hiện trên cơ sở pháp lý là hợp đồng, các bên cùng hợp tác góp vốn, cùng tiến hành hoạt động kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận trong hợp đồng đồng thời cùng chịu rủi ro xảy ra trong quá trình hợp tác.

Theo Điều 27, Việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được quy định như sau:

(1). Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

(2). Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38, Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các Điều 30, 31 và 32, Luật Đầu tư 2020 trong thời hạn sau đây:

  • 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 38, Luật Đầu tư 2020

+ Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32, Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

+ Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(3). Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Qua bài viết Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/