Trang chủ Tin tức Hợp đồng gia công may mặc và những quy định của pháp luật

Hợp đồng gia công may mặc và những quy định của pháp luật

Bởi: icontract.com.vn - 22/08/2024 Lượt xem: 149 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng gia công may mặc trong thương mại được hiểu như thế nào? Pháp luật có quy định gì về loại hợp đồng này. Hãy cùng iContract theo dõi bài viết này để nắm được những thông tin chi tiết về loại hợp đồng này cũng mẫu hợp đồng gia công may mặc mới nhất cho doanh nghiệp nhé.

gia công 1

Tìm hiểu chung về gia công thương mại

1. Hiểu về gia công may mặc trong luật thương mại

Trong Luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng gia công là một trong những loại hợp đồng thương mại được quy định cụ thể, dưới đây là những thông tin cơ bản về loại hợp đồng này.

1.1 Khái niệm gia công trong thương mại

Căn cứ Điều 180, Luật Thương mại 2005, gia công trong thương mại là một hoạt động thương mại, trong đó bên gia công đưa ra yêu cầu (đặt gia công) và bên nhận gia công thực hiện các yêu cầu đó để hưởng thù lao. Tùy vào mục đích gia công, các bên có thể thỏa thuận về việc nhận bên gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất.

1.2 Có được phép gia công hàng may mặc?

Quy định tại Điều 180, Luật Thương mại 2005 về hàng hóa được phép gia công như sau:

- Ngoại trừ những trường hợp thuộc diện cấm kinh doanh, tất cả các loại hàng hóa đều được phép gia công.

- Trường hợp đặc biệt, nếu được nhà nước có thẩm quyền cho phép, có thể gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài (tiêu thụ ở nước ngoài) với những hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu.

       Theo đó, gia công may mặc cũng là một hình thức gia công, và hợp đồng gia công may mặc cũng cần tuân theo các quy định của một hợp đồng gia công thông thường.

gia công 2

Hợp đồng gia công may mặc được quy định như thế nào?

2. Những quy định của pháp luật về hợp đồng gia công may mặc

Trước khi đi đến việc ký kết hợp đồng, cần xem xét các quy định sau của pháp luật để có được một hợp đồng gia công may mặc hoàn chỉnh, hợp lệ:

2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

Khi thực hiện hợp đồng gia công may mặc, bên đặt gia công cần tuân theo các quy định tại Điều 181, Luật thương mại 2005 như sau:

  • Bên đặt gia công cần giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu gia công hoặc bàn giao tiền để bên nhận gia công mua vật liệu theo những gì đã thỏa thuận.
  • Sau khi thanh lý hợp đồng gia công, bên đặt gia công nhận lại những nguyên vật liệu và dụng cụ đồng thời nhiệm thu sản phẩm gia công.
  • Bên đặt gia công có quyền được bán, đem biếu tặng, hoặc tiêu hủy tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê và các phế liệu, vật tư dư thừa… theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.
  • Bên đặt gia công có quyền cử người đại diện qua xưởng gia công may mặc để kiểm tra và giám sát công việc. Bên cạnh đó, bên đặt có thể cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật may cũng như kiểm định chất lượng sản phẩm gia công dựa trên thỏa thuận của hợp đồng gia công may mặc.
  • Bên đặt hàng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ hàng hóa gia công, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc đã chuyển cho bên gia công.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

Điều 182, Luật thương mại 2005 đã chỉ ra quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công may mặc như sau:

  • Bên nhận gia công được cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu từ bên đặt gia công theo thỏa thuận.
  • Bên nhận gia công được nhận khoản thù lao gia công và một số chi phí hợp lý khác theo thỏa thuận.
  • Nếu bên nhận gia công gia công cho thương nhân, tổ chức nước ngoài thì bên nhận được xuất khẩu tại chỗ toàn bộ nguyên vật liệu, phế phẩm… và sản phẩm gia công theo ủy quyền của bên đặt gia công may mặc.
  • Nếu nhận gia công từ nước ngoài (hợp đồng gia công may mặc với người nước ngoài) thì bên nhận gia công sẽ được miễn thuế nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, vật tư… theo định mức, dưới hình thức tạm nhập khẩu để triển khai thực hiện hợp đồng gia công may mặc.
  • Bên nhận gia công có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa nếu hàng hóa thuộc nhóm bị cấm kinh doanh và cấm xuất nhập khẩu.

2.3 Quy định về thù lao gia công may mặc

Căn cứ Điều 184, Luật thương mại 2005, việc trả thù lao đối với một hợp đồng gia công may mặc được quy định như sau:

  • Có 2 hình thức nhận thù lao là tiền hoặc tài sản gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.
  • Cần lưu ý tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu với các sản phẩm máy móc, thiết bị trong trường hợp thù lao được trả bằng sản phẩm gia công, thiết bị máy móc trong trường hợp gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2.4 Quy định về việc chuyển giao công nghệ trong gia công may mặc

Theo Điều 184, Luật thương mại 2005, việc giao kết hợp đồng gia công may mặc với thương nhân nước ngoài và muốn chuyển giao công nghệ cần phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ.

gia công 3

Tải nhanh mẫu hợp đồng gia công may mặc 2024

3. Mẫu hợp đồng gia công may mặc mới nhất

Hiện nay, pháp luật đã có những quy định về việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia công may mặc. Tuy nhiên, pháp luật chưa có thông tư hay quy định cụ thể về mẫu hợp đồng này bởi tính linh hoạt của nó. Dưới đây là Mẫu hợp đồng gia công các sản phẩm may mặc mới nhất để doanh nghiệp tham khảo:

Lưu ý: Mẫu hợp đồng gia công may mặc trên chỉ mang tính chất tham khảo, doanh nghiệp có thể dựa vào đó và tạo ra mẫu hợp đồng gia công may mặc phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin chính về hợp đồng gia công may mặc mà doanh nghiệp cần biết. Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hợp đồng trên, đồng thời tuân thủ các điều khoản về nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như quy trình thanh lý hợp đồng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tránh được những tranh chấp không đáng có và nâng cao hiệu quả kinh doanh.