Những điều doanh nghiệp cần biết về hợp đồng liên kết
Liên kết trong kinh doanh, đầu tư là một chiến lược thường được nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng. Khi ký hợp đồng liên kết, các bên tham gia cần lưu ý những thông tin nào và thực sao cho đúng quy định? Bài viết dưới đây từ iContract sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về hợp đồng liên kết dành cho quý khách.
1. Hợp đồng liên kết là gì?
Tìm hiểu về hợp đồng liên kết.
Hợp đồng liên kết (Joint Venture) là một văn bản ghi nhận thỏa thuận kinh doanh, trong đó hai hoặc nhiều bên đồng ý hợp nhất các nguồn lực của mình nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Nhiệm vụ này có thể là một dự án mới hoặc bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác.
Mỗi bên tham gia trong hợp đồng liên kết đều chịu trách nhiệm đối với lợi nhuận, tổn thất và chi phí liên quan đến dự án/doanh nghiệp này. Tuy nhiên, doanh nghiệp liên kết là một pháp nhân độc lập, tách biệt với các lợi ích kinh doanh khác của các bên tham gia.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, để hợp đồng có hiệu lực, cần phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong trường hợp bên ký kết hợp đồng là pháp nhân Việt Nam, doanh nghiệp sẽ được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lưu ý: nhà đầu tư phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành hoặc các cam kết theo một số Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hợp đồng liên kết chỉ có hiệu lực khi đã được cấp giấy phép đầu tư, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện, cung cấp đủ hồ sơ và tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, người ta có thể gọi hợp đồng liên kết dưới các dạng như:
- Hợp đồng liên doanh
- Hợp đồng liên doanh liên kết
- Hợp đồng liên kết kinh doanh
- Hợp đồng hợp tác liên doanh
- Hợp đồng liên doanh thực hiện dự án
- Hợp đồng liên doanh với nước ngoài
2. Ý nghĩa của hợp đồng liên kết
Hợp đồng liên kết là hình thức mang lại nhiều lợi ích khi hợp tác.
2.1 Tận dụng nguồn lực tốt hơn
Hợp đồng liên kết cho phép các bên tham gia kết hợp các nguồn lực của mình để đạt được mục tiêu chung.
Mỗi công ty tham gia hợp đồng liên kết có thể sở hữu các kiến thức, kỹ năng, hoặc kinh nghiệm khác nhau. Khi kết hợp, họ có thể tận dụng chuyên môn của nhau để đạt được hiệu quả cao hơn.
Ví dụ, một công ty có quy trình sản xuất tiên tiến có thể hợp tác với một công ty có mạng lưới phân phối vượt trội.
2.2 Giảm thiểu chi phí
Thông qua lợi thế quy mô, các công ty tham gia hợp đồng liên kết có thể sản xuất với chi phí trên mỗi đơn vị thấp hơn so với hoạt động riêng lẻ. Điều này đặc biệt phù hợp với những tiến bộ công nghệ đòi hỏi chi phí cao để triển khai. Ngoài ra, các khoản chi phí khác như quảng cáo, cung ứng vật tư, hoặc chi phí lao động cũng có thể được chia sẻ.
2.3 Thâm nhập thị trường nước ngoài
Hợp đồng liên kết thường được sử dụng để hợp tác với một doanh nghiệp địa phương khi muốn mở rộng sang thị trường nước ngoài. Ví dụ, một công ty muốn phân phối sản phẩm ở quốc gia khác có thể hợp tác với một công ty địa phương đã có mạng lưới phân phối sẵn có.
Một số quốc gia còn hạn chế việc người nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa, khiến việc hợp tác thông qua hợp đồng liên kết với doanh nghiệp địa phương trở thành lựa chọn gần như bắt buộc.
3 Nội dung hợp đồng liên kết
Hợp đồng liên kết phải được lập theo tiêu chuẩn hợp đồng của pháp luật Việt Nam, đồng thời bổ sung một số thành phần, điều khoản. Cụ thể những nội dung chính sẽ gồm có:
– Thời gian, địa điểm xác lập hợp đồng liên kết
– Thông tin cơ bản về các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng liên kết
– Tên doanh nghiệp
– Loại hình doanh nghiệp
– Địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp
– Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
– Tổng số vốn pháp định và số vốn đầu tư của doanh nghiệp
– Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy hoạt động của xí nghiệp liên kết
– Tỷ lệ phân chia lỗ, lãi và trách nhiệm chịu rủi ro của mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng liên kết
– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp đồng
– Cách thức giải quyết nếu như có các tranh chấp xảy ra
– Các thỏa thuận khác (nếu có)
– Hiệu lực của hợp đồng
Quý khách có thể tham khảo những nội dung kể trên trong quá trình lập hợp đồng liên kết của mình.
4. Câu hỏi thường gặp
Xoay quanh chủ đề về hợp đồng liên kết, có rất nhiều câu hỏi thường được các doanh nghiệp quan tâm.
Khúc mắc của nhiều doanh nghiệp về quá trình ký hợp đồng liên kết.
4.1 Hợp đồng liên kết có ưu và nhược điểm gì?
Dưới đây là những phân tích cụ thể khi sử dụng hình thức hợp tác liên kết kinh doanh:
a) Ưu điểm
- Hợp đồng liên kết cho phép các bên tham gia khai thác cơ hội kinh doanh mới mà không phải gánh chịu toàn bộ chi phí và rủi ro.
- Bằng cách hợp tác, hợp đồng liên kết bắt đầu với nguồn kiến thức và tài năng rộng hơn bất kỳ bên nào sở hữu riêng lẻ.
- Ví dụ, một dự án giải trí do một hãng phim hoạt hình và một nhà cung cấp nội dung trực tuyến hợp tác có thể khởi động nhanh hơn và có cơ hội thành công cao hơn so với việc từng bên tự thực hiện.
b) Nhược điểm
- Tham gia hợp đồng liên kết đồng nghĩa với việc từ bỏ một phần quyền kiểm soát. Các quyết định quan trọng sẽ do hai hoặc nhiều bên cùng thực hiện.
- Các công ty tham gia phải có cùng mục tiêu và cam kết tương đương đối với dự án.
- Sự khác biệt lớn giữa văn hóa doanh nghiệp và phong cách quản lý của các bên có thể là rào cản thành công.
- Việc thiết lập hợp đồng liên kết làm tăng số lượng đội ngũ quản lý. Nếu một bên có sự thay đổi lớn về cấu trúc kinh doanh hoặc nhân sự, hợp đồng liên kết có thể bị ảnh hưởng hoặc bỏ quên.
4.2 Thoái vốn hợp đồng liên kết như thế nào?
Hợp đồng Liên kết thường được thiết lập để thực hiện một dự án cụ thể với các mục tiêu rõ ràng, và sẽ kết thúc khi dự án hoàn thành.
Một chiến lược thoái lui (exit strategy) là rất quan trọng, vì nó cung cấp lộ trình rõ ràng để giải thể doanh nghiệp liên kết, tránh các cuộc thảo luận kéo dài, tranh chấp pháp lý tốn kém, hành vi bất công, tác động tiêu cực đến khách hàng, và kiểm soát các rủi ro tài chính có thể xảy ra.
>>> Xem thêm: Chỉ dẫn 4 bước quản lý hợp đồng hiệu quả dành cho doanh nghiệp.
Trong hầu hết các hợp đồng liên kết, chiến lược thoái lui có thể được thực hiện dưới ba hình thức:
- Bán doanh nghiệp mới được thành lập,
- Tách riêng hoạt động kinh doanh thành một pháp nhân độc lập (spinoff).
- Chuyển giao quyền sở hữu cho nhân viên (employee ownership).
Tổng kết lại, hợp đồng liên kết là một thỏa thuận về dạng hợp tác trong kinh doanh giữa nhiều bên để thành lập doanh nghiệp mới. Hợp đồng này mang tới nhiều ưu điểm để tận dụng nguồn lực chung trong cùng một dự án, đem về hiệu quả kinh doanh.
Các doanh nghiệp tham gia vào hợp đồng liên kết cần lưu ý về các điều khoản, nội dung trong hợp đồng để hạn chế tối đa phát sinh tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp.
Nếu quý khách là doanh nghiệp và đang tìm kiếm giải pháp ký hợp đồng điện tử từ xa, an toàn và bảo mật, xin vui lòng liên hệ phần mềm hợp đồng điện tử iContract để được tư vấn theo hotline:
- Miền Bắc: 1900.4767
- Trung, Nam: 1900.4768