Trang chủ Tin tức Hợp đồng đặt cọc là gì? Một số quy định quan trọng về hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc là gì? Một số quy định quan trọng về hợp đồng đặt cọc

Bởi: icontract.com.vn - 02/08/2023 Lượt xem: 1536 Cỡ chữ tru cong

   Đặt cọc là biện pháp đảm bảo được áp dụng khá phổ biến trong các giao dịch hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục đặt cọc, sử dụng các hợp đồng đặt cọc là căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo quá trình thực hiện thỏa thuận giữa các bên. Vậy hợp đồng đặt cọc là gì và có những quy định nào cần lưu ý?

hợp đồng đặt cọc 1

Hợp đồng đặt cọc được sử dụng khá phổ biến trong các giao dịch hiện nay.

1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 328, Bộ Luật Dân sự năm 2015, đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên còn lại (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc các vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo cho quá trình thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là thỏa thuận giữa các bên xác lập việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị để đảm bảo cho một hợp đồng cam kết, thỏa thuận sẽ được thực hiện.

2. Một số quy định về hợp đồng đặt cọc

Cơ sở pháp lý về hợp đồng đặt cọc được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Nghị định 21/2021/NĐ-CP thi hành bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

a) Hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không?

Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, để hợp đồng đặt cọc đảm bảo tính pháp lý thì việc công chứng và chứng thực là cần thiết để tránh những tranh chấp khó giải quyết. Nguyên nhân là vì trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, chỉ các giấy tờ công chứng mới có giá trị chứng cứ. Những sự kiện, tình tiết trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ khi hợp đồng vô hiệu theo Điều 92, Điều 94, Bộ Luật Tố Tụng Dân sự năm 2015.

hợp đồng đặt cọc 2

Một số quy định quan trọng về hợp đồng đặt cọc

b) Các trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 407, Bộ Luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vô hiệu nếu thuộc các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu được quy định từ Điều 123 đến Điều 133, Bộ Luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do là hợp đồng giả tạo.
  • Hợp đồng đặt cọc vi phạm các điều cấm của luật.
  • Hợp đồng đặt cọc thực hiện bởi người chưa thành niên, người khó khăn trong nhận thức, hành vi mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do không được lập trên cơ sở tự nguyện mà bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.
  • Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức hợp đồng.

c) Giải quyết khi có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc

Căn cứ theo quy định tại Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi xảy ra tranh chấp, tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nếu cả hai bên thỏa thuận được thì tòa án nơi nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết.

Riêng đối với hợp đồng đặt cọc đất đai thì Tòa Án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất cũng có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Đối với hợp đồng đặt cọc có liên quan đến các yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết vụ việc là Tòa Án nhân dân cấp tỉnh.

3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đặt cọc

Tương tự như các hình thức hợp đồng khác, các bên tham gia hợp đồng đặt cọc đều có quyền và nghĩa vụ nhất định.

a) Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc

Bên đặt cọc có các quyền và nghĩa vụ sau khi giao kết hợp đồng đặt cọc:

  • Thực hiện bảo quản, giữ gìn đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất hoặc giảm sút giá trị.
  • Yêu cầu bên nhận đặt cọc, sử dụng, xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, ngừng khai thác tài sản đặt cọc.
  • Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản và giữ gìn tài sản đặt cọc.
  • Trao đổi để thay thế tài sản đặt cọc hoặc sử dụng tài sản đã đặt cọc để tham gia các giao dịch khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý.
  • Đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo Bộ Luật Dân sự năm 2015.

hợp đồng đặt cọc 3

Quyền và nghĩa vụ các bên khi giao kết hợp đồng đặt cọc.

b) Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc 

Bên nhận đặt cọc có các quyền và nghĩa vụ sau khi giao kết hợp đồng đặt cọc:

  • Trao đổi để thay thế tài sản đặt cọc hoặc sử dụng tài sản đã đặt cọc để tham gia các giao dịch khác trong trường hợp được bên đặt cọc đồng ý.
  • Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm các cam kết trong hợp đồng.
  • Bảo quản và giữ gìn tài sản đặt cọc.
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng đặt cọc. Đặt cọc là hình thức đảm bảo khá phổ biến hiện nay nên khi giao dịch, các bên cần lưu ý sử dụng hợp đồng điện tử đặt cọc để đảm bảo quyền lợi, tránh các tranh chấp bất lợi không đáng có xảy ra.